Ông Truyền nói mình không có nhiều bất động sản như báo chí nêu và đã kê khai tài sản cụ thể.
Về ngôi dinh thự, nhà gỗ đặc biệt...
Nói về ngôi dinh thự tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP Bến Tre, ông Truyền thừa nhận đây là nhà của mình nhưng xây cất trên diện tích đất của người con trai. Ông Truyền cho hay con trai ông đã bỏ tiền ra mua phần đất này từ trước đó. “Đất này vốn là ruộng phèn, trũng thấp, con trai tôi mua lại của nhiều hộ dân kề cận mới có được tổng diện hơn 16.000 m2 vuông chứ không phải như một số tờ báo nêu trên 30.000 m2” - ông Truyền minh định.
Theo lời ông Truyền, sau khi nghỉ hưu, ông về khu đất này, thuê người đào mương, lên liếp lập vườn… và quyết định dựng một ngôi nhà để cả gia đình cùng cư ngụ. Ông Truyền kể lại: “Ban đầu tôi cùng con trai lên Tây Ninh tìm mua lại một căn nhà gỗ xưa cũ mang về dựng lên, dự định để làm nơi làm chỗ nghỉ ngơi, uống trà. Có lần cô em gái ở TP.HCM quen thân từ khi tôi còn công tác ở Bến Tre xuống chơi, tỏ ý không hài lòng vì mấy cây cột cũ. Cô này nói có mua cái nhà gỗ định làm nhà vườn và nếu cần thì đem xuống dựng cho tôi (đây được cho là căn nhà có gỗ thuộc nhóm đặc biệt - NV). Còn về căn biệt thự này là do thấy tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”.
Ông Truyền khẳng định tiền xây dựng nên ngôi nhà này, một phần là tiền của tích cóp của gia đình ông bấy lâu nay, một phần từ sự giúp đỡ của nhiều người bạn cho đá, cho gạch… Trong đó có một cô em nuôi ở quận 9, TP.HCM, có hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt. Lý giải về sự nhiệt tình giúp đỡ này, ông Truyền cho biết trước đây mẹ nuôi của ông ở quận 9 có làm giấy cho mỗi người một lô đất cất nhà để ở nhưng không cho bán (cái này có di chúc đàng hoàng). Cô em này cũng góp vốn giúp ông cất nhà. “Giờ tôi xây nhà ở đây, cô em gái nuôi mở lời giúp. Sau này, nếu tôi muốn ở căn nhà ở quận 9 (TP.HCM) thì sẽ trả lại phần tiền đã mượn. Còn nếu tôi không có nhu cầu ở thì giao cho cô ấy, bù lại cô em nuôi chi tiền nong để giúp tôi xây nhà ở Bến Tre” - ông Truyền cho biết.
Ngôi biệt thự được cho là của ông Truyền tại ấp 3, xã Sơn Đông, Tp Bến Tre
Về thông tin bốn căn nhà gỗ được cho là dựng lên từ loại gỗ thuộc nhóm đặc biệt (không cần dùng đinh sắt nào) bên trong khuôn viên dinh thự này, ông Truyền cho hay đúng là có thêm một số gian nhà cổ thiết kế bằng gỗ xưa trong khuôn viên ngôi nhà này. Trong đó có gian nhà cổ đang dùng để làm nơi thờ tự khang trang, do cô em gái thân quen mua ở Quảng Nam và thuê thợ từ ngoài đó về dựng lại. “Gian nhà gỗ này được kết cấu bằng nhiều mộng, dân xứ mình không quen dựng nhà kiểu này vì thế phải thuê thợ từ ngoài đó vào chứ có phải thuê thợ đặc biệt gì ở đâu tới ráp đâu. Và cũng vì nó được kết cấu bằng nhiều mộng nên mới thấy nó dính lại mà không cần cây đinh sắt gì thôi” - ông Truyền lý giải. Thông tin trên một số báo nêu “có tới bốn căn nhà cổ lợp ngói đỏ”, phía ông Truyền cho hay ngoài gian nhà gỗ trên, nếu tính hết các căn nhà do ông tận dụng gỗ vụn ghép lại thì tới sáu cái chứ không phải bốn, vì tính cả nhà rông dành để tiếp khách, uống trà, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
Về chiếc giường ngủ của vợ chồng ông được cho là có giá trị hàng tỉ đồng, ông Truyền khẳng định: “Không có chuyện chiếc giường ngủ của vợ chồng tôi trị giá hàng tỉ đồng như bài báo chí đã nêu. Tất cả giường tủ, bàn ghế để nơi thờ tự, trong nhà là do tôi mua sắm từ trước đó, cụ thể là mua ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Họ làm theo lối giả cổ chứ không phải là đồ cổ thật sự đâu mà đắt giá”.
“Không có quá nhiều nhà ở, căn hộ như báo nêu”
Riêng những thông tin hiện ông đang sở hữu rất nhiều ngôi nhà, căn hộ ở TP.HCM và Bến Tre, cụ thể như nhà ở khu đô thị “năm sao” Phú Mỹ Hưng, quận 5, phường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) cùng hai ngôi nhà mặt tiền ở phường 6 và trung tâm phường 1, TP Bến Tre, sự thật ra sao?
+ Ở TP Bến Tre, đúng là tôi có căn nhà tại phường 1, tôi mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và đã sửa lại từ nhà cấp 4 để sử dụng, trước khi tôi về Trung ương công tác. Còn căn nhà đối diện chùa Bạch Vân (phường 6, TP Bến Tre), tôi đã trả lại Nhà nước từ rất lâu rồi. Tôi khẳng định bản thân tôi và những người thân không có những ngôi nhà, căn hộ ở các địa chỉ ở TP.HCM mà báo chí nêu ra, trừ mỗi căn nhà ở quận 9, tôi và đứa em gái nuôi góp vốn xây dựng lên trên đất của người mẹ nuôi cho tôi mà tôi nói trên đây..
Vậy trước dư luận không tốt về ông như đã loan tin trên phương tiện truyền thông, ông có đề nghị báo chí cải chính, hay nhờ cơ quan pháp luật can thiệp để bảo vệ danh dự cho mình?
+ Tôi là cán bộ diện Trung ương quản lý, nếu cần xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng Trung ương vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan. Riêng với báo chí, tôi cũng đã trả lời rồi chứ không im hơi lặng tiếng. Còn những ngày qua tôi im lặng là vì không muốn chuyện riêng của mình làm rùm beng, thành vấn đề thời sự khiến mọi người bàn ra tán vào nên thôi không ý kiến gì thêm nữa. Về phía cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin, nếu báo nói có cơ sở thì hãy chỉ ra đây, còn nếu đã thấy đưa tin không chính xác thì cần nên cải chính để không làm tổn hại uy tín danh dự của người khác..
Theo quy định cán bộ đảng viên phải kê khai tài sản cá nhân, là một quan chức cấp cao, việc này lại cần phải gương mẫu, ông có kê khai trung thực?
+ Tôi có kê khai chứ. Riêng ngôi nhà ở Sơn Đông, đây là nhà của con tôi xây cất cho tôi, ai cũng biết. Nhưng vì mới hoàn thành nên phải chờ làm thủ tục cấp chủ quyền. Lúc đó căn nhà này đường nhiên sẽ được kê khai. Tôi giờ về hưu không thuộc diện phải kê khai nữa nhưng con tôi phải kê khai chứ..
Căn biệt thự hào nhoáng với thiết kế hiện đại, tinh tế, cổng sắt tường rào bao quanh, nằm nổi bật giữa khu dân cư thưa thớt này.
Biệt thự của ông Truyền nằm biệt lập và nổi bật với ấn tượng đầu tiên là mức độ hào nhoáng và đồ sộ giữa nơi dân cư vắng vẻ này (Ảnh: Soha)
Căn nhà có tường bao quanh khá kiên cố và cánh cổng được thiết kế hiện đại, bắt mắt
Biệt thự khá khang trang, kín cổng cao tường, tách mình ra khỏi không gian vắng vẻ, hoang sơ ở một vùng quê
Cận cảnh ban công căn biệt thự. Lan can được thiết kế theo phong cách cổ châu Âu, sang trọng, cổ điển
Sự kết hợp màu sắc mái ngói, lan can, màu cửa cho thấy sự tinh tế của chủ nhân. Nhìn toàn diện, biệt thự ông Truyền là sự kết hợp kiến trúc cổ điển và hiện đại, Đông và Tây
Lối vào có cây cầu bắc qua và cổng sắt hoành tráng với những chạm trổ họa tiết tinh tế
Cánh cổng sắt không thua kém một tòa lâu đài châu Âu nào
Lối vào ngôi biệt thự của ông Trần Văn Truyền. Ngoài phần nhà, biệt thự còn chứa cả một khuôn viên rộng lớn với nhiều loại cây trồng khác nhau
Bức tường được chạm khắc hoa văn rồng tinh xảo, tuy nhiên lại không mấy ăn nhập với cánh cổng sắt theo phong cách châu Âu bên cạnh
thiet ke biet thu dep Đó là lời trên Facebook cá nhân của tác giả bài viết "Nghĩ từ biệt thự của những quan chức về hưu", đang được bàn luận xôn xao trên mạng mấy ngày gần đây.
Nghĩa là, trước khi trình làng bài viết, tác giả biết chắc sẽ bị "ném đá" nhiều hơn là được tặng hoa hồng nhưng vẫn viết, thậm chí là "cảm ơn các bạn đã like, dislike, còm và chửi. Cá nhân tôi bảo lưu quan điểm và tự hào về bài viết này!".
Từ một bài báo thông tin về biệt thự khủng của quan chức nghỉ hưu, tác giả Hoàng Anh Minh đã có một bài viết được đăng trên Vietnamnet thể hiện quan điểm "dám rẽ trái" của mình.
Anh nói "Trong rất nhiều thứ mà con người muốn chiếm hữu, thì một hang đá ấm áp thời tiền sử cho đến một lâu đài lắp bồn tắm Mikazuki 1,1 triệu USD mỗi chiếc, luôn là một trong những lựa chọn quan trọng nhất. Mái ấm, suy cho cùng, vẫn là một nhu cầu cần được trân trọng".
Vì thế, không thể liên tưởng trường hợp ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ, xây dựng một biệt thự gia đình ở quê nhà trên diện tích 1 ha đến các khu biệt thự quan chức khác như biệt thự nhà vườn của một quan chức Hải Dương, hay một quan chức cấp quận từng mua 5 căn biệt thự tại Hà Nội...
Rằng, "một quan chức cấp cao như ông Truyền, người có nhiều năm nắm giữ các chức danh cấp cao, có con làm đại lý bán bia Sài Gòn, sở hữu một tòa biệt thự được xây trên lô đất từng bị hoang hóa và được mua với giá rẻ" không có gì là bất thường.
Bởi theo tác giả, sự bất bình đã khiến công chúng quên đi khía cạnh pháp lý của vấn đề. "Nếu không chứng minh được căn biệt thự được xây dựng bằng những nguồn tiền/tài sản bất hợp pháp, mọi chỉ trích sẽ trở nên vô duyên và cách đặt vấn đề của báo giới, theo đó cũng là vô nghĩa".
Tác giả lấy làm tiếc rằng lối suy nghĩ một quan chức thì không nên và không thể giàu có, không được phép thụ hưởng những giá trị vật chất cao cấp, vẫn ngự trị trong một bộ phận công chúng.
Và "thật bất công khi một cựu quan chức một đời gom góp để cất được một căn biệt thự ở quê nhà, tự dưng lại phải đứng trước một tòa án công luận với một bản án tai tiếng treo lơ lửng".
Quan sát facebook cho thấy nhiều bạn của tác giả đều tỏ ý kiến đồng tình với quan điểm rẽ trái này. Nhưng phần lớn vẫn là ý kiến không đồng tình, thậm chí là khá gay gắt.
Căn biệt thự được cho là của ông Truyền
Cụ thể, với nhận định: "Người viết bài này đã có dịp rong ruổi từ Nam chí Bắc, chiêm ngưỡng những dinh thự hoành tráng gấp nhiều lần căn biệt thự của ông Truyền, ngắm những chiếc siêu xe vài triệu USD mà đôi khi chủ nhân chỉ là một chủ đầm tôm hay một trùm nuôi vịt xuất sắc" trong bài biết, trên Facebook của người có nickname Nguyễn Thông phản ứng:"Ối giời, thế mà cũng so sánh. Chủ đầm tôm hoặc chủ trại vịt người ta giàu vì người ta sản xuất, làm giỏi thì giàu. Còn ông Truyền, ông ấy là cán bộ nhà nước, chỉ làm công ăn lương nhà nước, chắc chả có sáng kiến, phát minh gì. Mà lương thì ai cũng biết, chỉ đủ cho ông ấy nuôi bản thân và vợ con, có tiết kiệm cũng chả đào đâu ra số tiền tỉ tỉ kia".
Tương tự, trên Facebook của nickname Doan Khac Xuyen viết: "Nguồn gốc tài sản của ông Truyền còn phải được chứng minh. Nhưng nếu một ông vua nuôi vịt hay nuôi tôm như Quang sú Cà Mau ở dinh cơ như ông Truyền hay đi xe Rolls Royce thì hoan nghênh quá đi chớ, có ai dị nghị làm gì? Nhưng quan thanh tra nhà ta có chứng tỏ được tài năng kinh doanh hay tích lũy bằng mồ hôi, công sức như những ông vua trên hay không, hay chỉ gợi cho ta liên tưởng tới quan thanh tra của Tchekov?
Đừng quên là việc kê khai tài sản của quan chức Việt Nam cho tới nay chỉ là hình thức, làm cho có để đối phó với dư luận và vì vậy mà đang phải bàn để làm lại".
Nhiều bạn đọc và các chủ Facebook cá nhân khác cũng có bình luận tương tự.Về điều này, tác giả Hoàng Anh Minh có nói "vài bạn hiểu sai rằng bài viết về sự vụ và ủng hộ ông Truyền, quên mất rằng dụng ý của tác giả là đề cập đến vấn đề chung của đời sống, không phải sự vụ đơn thuần".
Công bằng mà nói, quan điểm không nên mới chỉ nhìn các biệt thự to của quan chức đã vội nghi ngờ, quy chụp họ mờ ám là đúng. Và vai trò của truyền thông trong trường hợp này đúng là cần định hướng, làm rõ thông tin trước dư luận, chứ không được phép quy kết khi chưa có bằng chứng pháp lý rõ ràng.
Thế nhưng, như nhiều nhận định đưa ra, phải nhìn nhận rằng: "vấn đề không phải là rẽ phải hay rẽ trái. Mấu chốt của vấn đề phải đặt ra ở đây là, tại sao người dân ngay lập tức có những phản ứng đó trước thông tin về quan chức giàu?" - một người tên Tuấn Hải nói trên Facebook của Hoàng Anh Minh.
Tác giả không thể đánh đồng với biệt thự của các doanh nhân, nhà khoa học, giáo sư lớn bởi đó là tiền của chính họ. Biệt thự của các quan chức được để ý kỹ vì "xét trên thực tế tiền lương của công chức, viên chức, kể cả là công chức cấp cao như ông Truyền thì cả đời cũng thể tích cóp xây dựng được khối tài sản lớn như vậy" - trích lời bạn đọc trên Vietnamnet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét