“Chỉ cần cô trở thành vợ của anh thì mọi thứ sẽ ổn thỏa hết. Chỉ cần cô được thăng chức từ ‘người thứ 3’ lên thành ‘người thứ 2’, đánh bật được vợ anh ra thì lẽ phải sẽ thuộc về cô!” - cô đã nghĩ như thế khi bắt đầu lên cho mình kế hoạch soán ngôi.
Nhung uất ức lắm khi bị thiên hạ chụp lên đầu mình cái mũ mang danh “người thứ 3”. Cô yêu Thành và Thành cũng yêu cô - cô tin chắc vào điều đó. Vậy thì tình yêu của cô sao lại có thể bị nguyền rủa như thế được chứ? Chỉ vì Thành đã có vợ ư?
Tại sao xã hội lại có định kiến về những người bỏ vợ bỏ chồng khi họ đã hết yêu? Cô căm ghét cái định kiến đó bởi vì nó mà Thành của cô mãi vẫn không dứt ra khỏi gia đình với những ràng buộc trách nhiệm để đến với cô.
Anh nói yêu cô, hứa hẹn với cô đủ điều. Đã có lúc cô gợn suy nghĩ có khi nào anh dối trá và lợi dụng cô không? Nhưng rồi cô lại gạt đi. Vì tình yêu cô dành cho anh, cô sẽ phải chiếm được anh. “Chỉ cần cô trở thành vợ của anh thì mọi thứ sẽ ổn thỏa hết. Chỉ cần cô được thăng chức từ ‘người thứ 3’ lên thành ‘người thứ 2’, đánh bật được vợ anh ra thì lẽ phải sẽ thuộc về cô!” - Nhung đã nghĩ như thế khi bắt đầu lên cho mình kế hoạch soán ngôi.
Nhưng với chiến thuật bài bản và bao nỗ lực bỏ ra mà Nhung vẫn không thành công
bởi Thành vẫn ca bài “chưa thể li dị lúc này”, chị ta thì vẫn “cắm rễ”
không chịu ra đi (Ảnh minh họa)
Để đẩy nhanh và tạo ra bước ngoặt mấu chốt cho cuộc chiến ấy, Nhung quyết định bằng mọi giá phải có thai được với Thành. Đứa con sẽ là vũ khí lợi hại, là đồng minh quan trọng của cô trong cuộc chiến này. Bởi, có ai mà bỏ con bỏ cháu ruột thịt của mình chứ?
Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng cô đã thành công! Có đứa con trong mình, cô tự tin hơn hẳn vào cuộc chiến này. Việc đầu tiên cần làm là cô thông báo cho anh để anh thêm quyết tâm có kế hoạch dứt cái gia đình kia về với mẹ con cô. Thành không vui như cô nghĩ, nhưng không sao. Anh đã nói cứ chờ anh mà.
Nhưng đợi mãi, cái bụng Nhung ngày một lớn rồi. Cô sốt ruột, liền chẳng ngại ngần gọi đến cho “người thứ 2” thông báo tin vui. Cô xả một tràng vào mặt chị ta: “Tôi đã có con với anh Thành rồi. Chị liệu đường kí đơn đi nhé, đừng có gan lì mà mang nhục vào người. Chị làm vợ kiểu gì để chồng không yêu thương được phải đi cặp bồ thế? Chồng chị chỉ vì trách nhiệm mà sống với chị chứ yêu tôi mới là thật. Tôi nhất định sẽ đẻ đứa con này ra và giành hạnh phúc về tay mình!”.
Cô ngày nào cũng nhắn tin khủng bố chị ta, chửi rủa chị ta thất đức không cho con được nhận họ hàng. Cô còn dội thêm bom vào mớ bòng bong ấy bằng cách gọi hẳn cho ông bà nội đến nhận con nhận cháu. Nhà đấy càng loạn thì cô càng vui. Chị ta không chịu được phải ra đi thì đó là lúc cô bước chân vào thế chỗ.
Cô nhắn tin gọi điện không được nữa thì chuyển sang gửi thư đi khắp nơi, nội dung là khen Thành là người tử tế, yêu con (riêng), bố mẹ chồng (tương lai) của cô là người tốt chỉ vì bị chị ta ngăn cản nên ruồng bỏ con cháu.
Nhưng với chiến thuật bài bản và bao nỗ lực bỏ ra mà Nhung vẫn không thành công bởi Thành vẫn ca bài “chưa thể li dị lúc này”, chị ta thì vẫn “cắm rễ” không chịu ra đi. Ngày sinh càng đến gần nhưng quyết tâm trong cô vẫn không hề giảm bớt. Cô sẽ sinh đứa con ra và bằng mọi giá chiến thắng trong cuộc chiến “lên chức” này. Giờ cô sẽ tạm im ắng một thời gian, rồi cô sẽ trở lại! Quân tử 10 năm trả thù chưa muộn mà!
Diễm không biết mình yêu gì ở người đàn ông ấy, chỉ biết là rất yêu. Cô ngày nhớ đêm mong và không lúc nào nguôi nghĩ về hình bóng ấy. Cô chỉ hận một nỗi là, Khoa - tên người đàn ông ấy, đã có vợ.
Nhưng có hề gì chứ? Cô chỉ sợ không có được anh chứ không ngại mang tiếng “cướp chồng người”. Cô đã lên cho mình một kế hoạch tiếm ngôi hoàn hảo để đường hoàng trở thành “người thứ 2” và cô tin chắc rằng nó sẽ thành công.
Bằng sự trẻ trung và sắc đẹp của mình, Diễm đã không mất nhiều công sức để có được Khoa, nhưng chỉ là trong bóng tối. Hai người lén lút hò hẹn, bất chấp việc anh đã có gia đình. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch có được Khoa của Diễm: trở thành một người tình tuyệt vời, mê đắm khiến anh không thể dứt ra được.
Với vai trò người tình, Diễm chăm sóc, chiều chuộng Khoa như vua chúa, cho anh cảm giác như đang sống trong thiên đường. Để khi trở về bên vợ con, anh sẽ thấy đó là địa ngục, là đọa đầy và chỉ muốn nhanh chóng bay đến với người tình bé nhỏ là cô mà thôi. Vợ Khoa sẽ ghen, gia đình anh sẽ lục đục. Đó càng tạo cơ hội cho Diễm đến gần hơn với chức danh “người thứ 2”.
Diễm sẽ không dại dột đi khiêu chiến thẳng thừng với người thứ 2. Việc làm đó chỉ làm xấu mặt cô mà thôi bởi thiên hạ xì xầm, có khi còn bị ăn quả đắng nếu chị ta là người ghê gớm và sắc sảo. Điều cô muốn là Khoa phải tự nguyện rời bỏ vợ con để đến với cô. Một khi anh muốn thì có 10 bà vợ cũng chẳng thể níu chân anh. Và đó sẽ là cách khôn ngoan nhất.
Nghĩ là làm, sau khi Khoa đã đắm chìm không dứt ra được trong bẫy tình ngọt ngào mà cô giăng ra, Diễm bắt đầu chiến dịch dụ dỗ, lôi kéo một cách khéo léo anh bằng tiền tài, vật chất. Những món quà bất ngờ, những lời bóng gió bố mẹ cô có mảnh đất này, căn hộ kia, nếu con gái lấy chồng thì thể nào cũng được vài phần - liên tiếp rót vào tai Khoa.
Điều cô muốn là Khoa phải tự nguyện rời bỏ vợ con để đến với cô. Một khi anh
muốn thì có 10 bà vợ cũng chẳng thể níu chân anh. Và đó sẽ là
cách khôn ngoan nhất (Ảnh minh họa)
Khoa nghe không tỏ thái độ gì nhưng thực ra anh đã nhớ khắc cốt khi tâm. Một bên là vợ con với hàng đống trách nhiệm bắt anh phải thực hiện, vợ thì úi xùi, cáu bẳn. Một bên là người phụ nữ lúc nào cũng ngọt như mật, yêu và chiều anh vô điều kiện, lại có gia cảnh rất khá. Có ngu cũng biết bên nào nặng bên nào nhẹ. Và tất nhiên, Khoa đâu có ngu.
Ngày đường đường chính chính lên chức “người thứ 2” trước sự chứng kiến của bao người, Diễm hạnh phúc lắm. Niềm vui của cô còn như nhân đôi. Cô vui vì đã có được Khoa hoàn toàn và cô còn vui vì kế hoạch “lên chức” của mình đã thành công mỹ mãn. Cứ nghĩ đến vẻ uất ức của vợ cũ Khoa mà Diễm muốn cười to đắc thắng.
Diễm đã có được Khoa, người đàn ông cô hằng ao ước. Nhưng hình như cô đâu biết, cái cô có được chỉ là một kẻ phản bội…
Thăng tiến đó là cái đích hướng tới của bạn khi bắt đầu một công việc. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì lại không phải là dễ.
10 lời khuyên dưới đây giúp bạn định hướng rõ hơn cho kế hoạch thăng tiến trong tương lai của mình.
1. Đừng bao giờ nhận xằng công lao của người khác: nhưng cũng đừng để người khác nhận xằng công lao của mình. Một thái độ trung thực và rõ ràng trong công việc sẽ được bạn bè đồng nghiệp và sếp quý mến. Đồng thời sếp cũng sẽ đánh giá rất cao việc bạn biết cách đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình, vì chỉ khi bạn biết cách bảo vệ quyền lợi của mình bạn mới có thể bảo vệ được quyền lợi cho cơ quan khi được thăng tiến.
2. Đừng cố đổ lỗi cho người khác: Khi một sự cố, sai lầm xảy ra, việc bạn thành khẩn nhận lỗi và cầu thị sửa sai còn đáng quý hơn nhiều so với việc bạn tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác. Việc làm đó cũng xấu ngang hàng với việc bạn ăn cắp công lao của người khác. Dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm là đức tính cần có của nhà lãnh đạo. Và đó cũng là yếu tố làm hài lòng nhà quản lý khi đưa ra những cân nhắc thăng tiến.
3. Đừng bịa đặt và thêu dệt chuyện để chống lại những người đang cạnh tranh với mình:Trong cạnh tranh bạn có thể dùng những biện pháp quyết liệt để “loại” đối thủ nhưng biện pháp đó phải trung thực, hợp pháp và hợp tình. Nên nhớ rằng khi bạn dùng "thủ đoạn" để loại đối thủ thì cũng sẽ có ngày ai đó dùng “thủ đoạn” để hạ bệ bạn.
4. Đừng tỏ ra quá thân thiết với sếp: lúc đầu bạn thấy có vẻ việc kết thân này đem lại cho bạn nhiều thuận lợi, nhưng về sau bạn sẽ thấy nó đem lại nhiều phiền toái hơn là ích lợi. Đừng để tình cảm xen lẫn vào công vịêc. Nếu bạn nhìn thấy ai đó đã từng được thăng tiến vì tình riêng, đừng dại gì học theo họ. Đó là sự thăng tiến không bền, một lúc nào đó bạn sẽ nhìn thấy người đó bị “sa cơ” cũng vì tình riêng.
5. Đừng để mình rơi vào những rối rắm của những mối tình nơi công sở: Đó là những tảng băng trôi huỷ hoại con đường thăng tiến của bạn bất cứ lúc nào. Bạn sẽ là tâm điểm của những “búa rìu” dư luận, hay những lời đơm đặt chẳng hay ho gì.
6. Đừng ngại công khai cho sếp và đồng nghiệp biết khả năng và trình độ của bạn: Tự tin với năng lực bản thân cũng khiến sếp và những người trong cơ quan đánh giá cao năng lực của bạn.
7. Đừng ngại kèm cặp và nâng đỡ “đàn em” và những nhân viên mới: chưa có kinh nghiệm tại cơ quan. Đừng nghĩ rằng cho đi nghĩa là mất, kiến thức và lòng tốt là thứ cho đi càng nhiều ta nhận lại càng lớn. Và cái quý nhất mà bạn nhận được là cảm tình của sếp và mối quan hệ tốt đẹp của các đồng nghiệp.
8. Đừng ngại làm thêm giờ nếu cần: Hãy làm việc bằng lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Khi công việc quá nhiều, đừng ngại phải ở lại cơ quan làm thêm giờ hoặc giải quyết công việc ở nhà. Đừng vội đòi hỏi công lao trong việc làm thêm này cho đến khi nào năng lực của bạn được sếp công nhận.
9. Đừng chơi hay làm những việc vô bổ khi cơ quan có thời gian rảnh: Hãy tận dụng thời gian này để học tập, nâng cao kiến thức bản thân. Sếp sẽ rất hài lòng nếu như trong lúc rảnh bạn thường xuyên bổ túc kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ...
10. Đừng tỏ ra kiêu ngạo khi bạn được đánh giá cao hay đề bạt: Điều đó không có nghĩa là bạn không ý thức được địa vị mới của mình. Bạn cần để mọi người ý thức được điều đó những hãy cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp trước kia. Vì chính sự yêu quý của đồng nghiệp và thủ trưởng là cơ hội để bạn thăng tiến lên nấc thang cao hơn trên con đường công danh sự nghiệp của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét