Hot: 10 loại cây trồng '1 lần ăn mãi mãi'
Tự trồng rau xanh tại nhà không chỉ đảm bảo chất lượng, tiết kiệm tiền chợ mà còn làm đẹp không gian sống của bạn.
Có một số nguyên liệu nhà bếp vẫn được sử dụng thường xuyên nên chúng ta thường không mua quá nhiều trong một lần. Hành tây, tỏi và các loại cây gia vị tươi ngon là thành phần "chủ lực" trong rất nhiều món ăn. Chúng có giá thành không hề đắt nhưng khi bạn sử dụng hàng ngày thì chi phí vẫn có thể tăng lên.
Một số thực phẩm rất dễ trồng tại nhà từ phần gốc còn sót lại và thậm chí còn có thể được trồng ngay trên bề mặt bếp. Dưới đây là 10 loại rau xanh mà bạn chỉ cần mua một lần và trồng lại cây mới từ chính phần gốc bỏ đi rất tiết kiệm:
1. Tỏi
Khi tỏi bắt đầu mọc mầm thì chúng không còn được dùng để nấu ăn nữa vì mầm non rất đắng và không tốt cho sức khỏe của con người. Thay vì vứt chúng vào sọt rác, bạn có thể đặt chúng trong một ly nước với một ít nước ấm và phát triển mầm tỏi.
Lá tỏi có hương vị nhẹ hơn củ nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu dùng với salad, mỳ ống hoặc trang trí trên một số món ăn.
(Bấm vào ĐÂY để xem chi tiết cách trồng tỏi sạch tại nhà)
2. Cà rốt
Phần đầu gốc của củ cà rốt thường bị vứt đi sau khi chế biến sẽ phát triển thành cây mới, chỉ cần bạn đặt chúng vào trong một chiếc đĩa sâu lòng và thêm một chút nước. Để chiếc đĩa ở bậu cửa sổ đón được nhiều nắng và bạn sẽ thấy chúng mọc mầm. Mầm xanh đó có thể sử dụng để trang trí hoặc dùng làm salad.
3. Húng quế
Thả một vài nhánh húng quế dài khoảng 10 cm vào trong một cốc nước và đặt nó ở vị trí có nhiều ánh sáng trực tiếp. Khi rễ mọc dài được 5 cm, bạn có thể đem chúng ra trồng trong chậu nhỏ để phát triển thành cây hoàn chỉnh.
4. Hành lá
Trong ít nhất 5 ngày, bạn có thể tái trồng hoàn chỉnh một cây hành lá từ gốc bỏ đi. Để lại khoảng 5 cm phần thân sát gốc và thả chúng vào trong một cốc nước ấm nhỏ. Sau vài ngày, bạn sẽ có những cọng hành mập mạp, xanh tươi.
(Bấm vào ĐÂY để xem chi tiết cách trồng hành lá từ gốc bỏ đi)
5. Rau diếp
Nếu bạn có một thân cây rau diếp còn nguyên vẹn, đặt úp phần cuống ngập trong bát nước đầy 1 - 2 cm và để bên cạnh cửa sổ. Bạn sẽ bắt đầu thấy những lá non sau khoảng 2 tuần và chúng sẽ phát triển hoàn toàn sau 3 - 4 tuần.
6. Rau cải chíp
Giống như rau diếp, rau cải chíp có thể tái trồng bằng cách để phần gốc trong nước tại khu vực có nhiều ánh sáng. Sau 1 - 2 tuần, bạn có thể chuyển nó ra trồng trong đất để phát triển toàn diện hơn.
(Bấm vào ĐÂY để xem chi tiết cách tái trồng rau cải chíp từ gốc bỏ đi)
7. Hành tây
Bạn có thể trồng đoạn gốc của củ hành tây trong một khay nước hoặc trồng trực tiếp xuống đất ở ngoài trời để chúng mọc lại thành cây mới. Phần lá phát triển nhanh hơn nên cho phép thu hoạch sớm hơn so với phần củ.
8. Gừng
Tương tự với hành tây, củ gừng có thể được trồng trực tiếp xuống đất để mọc thành cây mới, nhưng thời gian sinh trưởng lâu hơn. Gừng cần khoảng vài tháng để phát triển bộ rễ và bạn có thể thu hoạch lứa củ mới sau 8 - 10 tháng.
9. Nấm
Trồng những thân cây nấm trong đất với một ít phân hữu cơ hoặc sử dụng bã cà phê, giữ chúng trong một môi trường ẩm ướt và mát mẻ vào ban đêm. Việc phát triển của chúng sẽ tương đối khó khăn, sau vài tuần chúng mới mọc lại nhưng cũng có thể bị thối nếu môi trường không đủ điều kiện phát triển.
(Bấm vào ĐÂY để xem chi tiết cách trồng nấm sò tại nhà)
10. Rau mùi
Giống với rau húng quế, rau mùi có thể mọc lại nếu bạn thả phần thây của chúng vào trong một cốc nước. Khi rễ mọc đủ dài, bạn chỉ cần trồng chúng vào trong chậu nhỏ. Một vài tuần, những lá đầu tiên sẽ mọc và bạn có thể thu hoạch sau vài tháng.
Cách làm hoa thủy tiên giả
Chỉ với một ít giấy nhún và 15 phút thôi là bạn đã có thể làm được những bông thủy tiên giấy cực xinh rồi!
Bạn cần chuẩn bị:
- 2 tờ giấy nhún cỡ A4, màu trắng và xanh
- 2 miếng giấy nhùn hình vuông, màu da cam hoặc màu đỏ
- 1 dây thép nhỏ dài 20 - 25 cm
- Kìm, kéo, keo dính
Các bước thực hiện:
Bước 1: In và cắt rời các chi tiết của bông hoa theo hình mẫu. Bạn có thể lưu hình mẫu về và in theo kích thước hoa mong muốn.
Bước 2: Cắt rời lá và cánh hoa trên giấy nhún.
Bước 3: Để làm nhụy hoa, bạn dán hai cạnh hình vuông lại với nhau để tạo thành một hình tròn.
Bước 4: Dùng ngón cái và ngón trỏ gấp nhẹ phần mép nhụy hoa tạo thành đường lượn sóng.
Bước 5: Nhẹ nhàng cuộn tròn cánh hoa bằng lưỡi kéo nhưng không cần làm quá mạnh, chỉ cần hơi cong là được.
Bước 6: Vì giấy nhún có độ co giãn tốt, bạn dùng tay kéo nhẹ hai bên tạo độ cong cho cánh hoa.
Bước 7: Buộc dây thép nhỏ vòng quanh phần gốc của nhụy hoa và kéo thẳng đoạn dây xuống dưới.
Bước 8: Bắt đầu dán những cánh hoa xung quanh nhụy hoa.
Bước 9: Tiếp tục dán thêm các cánh hoa cho đến khi kín phần nhụy.
Bước 10: Mở rộng nhụy hoa bằng cách xoay tròn ngón tay trỏ bên trong.
Bước 11: Gắn đoạn dây thép nhỏ với phần cuối của bông hoa, thêm keo dán để cố định chắc chắn.
Bước 12: Cắt một đoạn giấy nhún màu xanh dài khoảng 5 - 7 cm rồi cuốn quanh đoạn dây thép.
Bước 13: Khi muốn thêm lá, chỉ cần dán vào chỗ mong muốn và tiếp tục cuốn giấy nhún đến hết thân hoa.
Bước 14: Cắt bỏ tất cả những đoạn giấy dư thừa và dán keo cố định.
Bước 15: Để thêm màu sắc cho nhụy hoa, cuộn tròn miếng giấy màu da cam hoặc màu đỏ lại, nhúng vào nước và chấm lên nhụy hoa. Nó sẽ có tác dụng như màu nước.
Với cách này, bạn chỉ cần tỉ mẩn một lúc là có một bình hoa bằng giấy thật xinh rồi!
Bông hoa thủy tiên sau khi hoàn thành trông y như thật phải không các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét