Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, chị em cần tránh những sai lầm về ăn uống dưới đây trong suốt thời kỳ mang thai.
1. Ăn cho 2 người
Mang bầu, mẹ lập tức bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé, nhằm giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt và giúp bé phát triển tối ưu trong bụng mẹ. Vì với mẹ việc ăn uống lúc này rất quan trọng, mẹ phải ăn cho 2 người mà. Thế nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế bà bầu rất cần bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, protein… nhưng không phải bạn ăn thật nhiều để hai mẹ con đều hấp thụ hết đâu nhé! Nếu mẹ cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể sẽ làm mẹ tăng cân vù vù kéo theo thai nhi cũng nặng cân, mẹ phải đối diện với khả năng béo phì, đẻ khó… Do vậy, các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu cần ưu tiên ăn "chất" hơn "lượng" để thai nhi đủ chất mà mẹ không tăng cân nhiều.
2. Ăn trứng ngỗng cho con thông minh
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn. Do đó nhiều chị em khi mang bầu đã ăn thật nhiều trứng ngỗng dù không hề thích gì loại thực phẩm này. Nhưng hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng thì con thông minh. Ngược lại người ta thấy, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ chiếm 0,33mg%, trong khi trứng gà chiếm 0,70mg%.
3. Ăn thịt tái sống
Những loại thịt chế biến sẵn, thịt nướng, xúc xích, cá hồi hun khói, rau củ chưa rửa sạch… có thể làm mẹ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Mẹ bầu bị nhiễm trùng listeria có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng hoặc thai nhi chết lưu. Vì vậy mẹ bầu cần tiệt trùng rau củ quả và nấu chin thịt ở nhiệt độ 150 độ C.
4. Nhịn ăn để không bị nôn
Một trong những quan niệm sai lầm của nhiều bà mẹ khi mang thai là nhịn ăn để tránh bị ôn ói. Nếu thai phụ bị ốm nghén nặng và thường xuyên nôn ói, cần khắc phục bằng cách ăn ít một chút và ăn nhiều lần trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Mỗi khi nôn ra rất mệt nhưng chị em tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
5. Uống cà phê
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên dung nạp tối đa 200mg cà phê mỗi ngày. Một nghiên cứu mới đây cũng cho biết mẹ bầu uống nhiều cà phê sẽ sinh ra những đứa con nhẹ hơn bình thường. Trong 3 tháng đầu, khi thai kỳ còn trong tình trạng chưa ổn định, việc uống trà hay cà phê là điều tuyệt đối không nên.
6. Ăn uống đồ lạnh
Uống nước lạnh hay ăn kem để giải nhiệt là thói quen của rất nhiều người trong những ngày hè, nhưng khi bầu bí mà bạn vẫn giữ nếp ăn uống này thì đây quả là thói quen không tốt. Trong nền nhiệt độ nóng, nếu đột ngột đưa vào cơ thể những đồ ăn, thức uống lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung co rút lại, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
7. Sử dụng trà thảo dược bừa bãi
Sử dụng những loại trà thảo dược được cho là có tác dụng kích thích tử cung để chuẩn bị cho cơn co dạ con và sinh nở khi mang thai sẽ có thể gây sảy thai, sinh non. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung bất cứ loại đồ ăn, uống nào vào cơ thể để được an toàn nhất khi mang thai.
8. Không nạp đủ vitamin D
Các nghiên cứu đã chỉ ra, sự thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé và gây ra những nguy cơ như bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Do đó thai phụ cần bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa vitamin D, tắm nắng thường xuyên. Khi ra ngoài không nên che đậy quá kỹ nhất là với những mẹ làm việc văn phòng.
9. Vừa ăn và xem tivi
Vừa ăn vừa xem ti vi khiến bạn không thể kiểm soát được lượng thức ăn thu nạp, dẫn đến ăn quá nhiều, quá no. Dạ dày căng chèn ép thai nhi có thể gây ra những khó chịu cho mẹ bầu.
10. Sử dụng thuốc chống trầm cảm
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ hấp thụ quá nhiều chất serotonin trong thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, dị tật bẩm sinh thai nhi, sinh non và trẻ bị tự kỷ. Do đó chị em không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét