Top tín hiệu cực nguy trong thai kỳ
Thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trong quá trình thai nghén cơ thể người mẹ thay đổi nên có thể xuất hiện: nôn, phù nặng, tiểu tiện khó khăn… Vì vậy, thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nôn nhiều lần
Thông thường ở thời kỳ đầu của thai nghén nhiều thai phụ hay nôn do nghén. Nếu tình trạng nôn ít, thưa thì có thể dần hết khi thai nhi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cần đi khám và điều trị ngay.
Cảm sốt
Nếu người thai phụ bị cảm sốt như: người nhức mỏi, ngào ngạt, không sốt hoặc sốt nhẹ.. thì cần nghỉ ngơi bổ sung nhiều vitamin C, ăn cháo giải cảm. Nhưng nếu sốt 38oC hoặc sốt sang ngày thứ 3 thì cần đến bệnh viện khám.
Bất thường ở âm đạo
Tháng đầu của thai nghén có thể có chút ít máu, nếu không thấy có triệu chứng gì khác thì đó là hiện tượng bình thường nhưng nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi (thấm được băng vệ sinh hoặc ra chất như nước) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi có biểu hiện bất thường thai phụ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn. (Ảnh: DN)
Tiểu tiện khác thường
Trong thời kỳ có thai, những sự thay đổi về sinh lý nội tiết thần kinh và cơ thể tạo thành cơ chế sinh bệnh nhiễm trùng tiết niệu như dưới tác dụng của Progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên sản phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn. Nếu tiểu có cảm giác rát đau hoặc có đau bụng, bị lạnh và sốt, có khả năng bị viêm nhiễm hệ tiết niệu.
Đau lưng, đau bụng
Trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ người mẹ thường bị đau lưng, tức bụng (hơi đau bụng) có thể do quá trình thai nhi phát triển đạp khiến người mẹ khó chịu nhưng nếu thai phụ đau từng cơn, kèm theo mỏi lưng, nhất là có hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai hoặc sinh non, rau tiền đạo… cần nhập viện sớm để được bác sĩ khám và xử trí kịp thời.
Khó thở, thở ngắn
Cuối kỳ mang thai, nếu làm việc nặng, thai phụ thường có cảm giác thở ngắn, hụt hơi. Phần nhiều đó là hiện tượng bình thường, nhưng nếu hoạt động nhẹ hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi cũng bị thở ngắn rõ rệt hoặc tim đập mạnh khó thở đến mức không nằm được thì có thể nghĩ đến bệnh tim, cần phải khám và điều trị sớm.
Bầu 5 tuần – 11 dấu hiệu sớm nhất
Nếu bạn đang trải qua những dấu hiệu này thì chắc chắn bạn đã thụ thai rồi đấy.
Thật khó để xác định chính xác mình đã có bầu chưa khi trứng và tinh trùng mới thụ tinh. Thế nhưng nếu mẹ dành thời gian để ý đến những dấu hiệu của cơ thể, chắc chắn bạn sẽ nhận ra đấy.
Dưới đây là những dấu hiệu mang thai sớm nhất:
Trễ kinh
Đây có lẽ là tín hiệu rõ ràng nhất thông báo bạn đã mang thai. Nếu mẹ có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nữa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường. Nêu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và bỗng dưng bị tắt kinh thì hãy đi mua que thử thai hoặc đi xét nghiệm máu ngay nhé.
Cảm nhận mang thai
Nhiều phụ nữ tin rằng họ có khả năng dự đoán mình mang thai và bản năng này của họ thường đúng. Thông qua những dấu hiệu cơ thể nhưng mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, buồn nôn bất thường, chóng mặt, đau dạ dày, táo bón… họ đã chắc chắn mình mang bầu.
Mệt mỏi
Một trong những triệu chứng sớm của thai kỳ thường thấy nữa là mệt mỏi. Bạn muốn đi ngủ sớm vào buổi tối nhưng lại ngại dậy sớm vào buổi sáng, một công việc rất đơn giản nhưng bạn lại không muốn làm, bạn muốn tìm một nơi nào đó để nằm xuống và nghỉ ngơi ngay, bạn chán ngán cả việc đi mua sắm… vì chúng sẽ làm cho bạn thêm mệt mỏi và thậm chí bạn đang chẳng làm gì cũng đã thấy mệt mỏi quá rồi. Đó là do sự có mặt của hormone thai kỳ đang có mặt trong cơ thể bạn.
Những lúc mệt mỏi như thế, mẹ nên dành khoảng 15-30 phút để nghỉ ngơi. Hãy nói với gia đình và người thân về tình trạng của mình và nếu nghi ngờ việc mình mang thai, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.
Một trong những triệu chứng sớm của thai kỳ thường thấy nữa là mệt mỏi. (ảnh minh họa)
Đi tiểu thường xuyên
Một trong những triệu chứng khiến người khác nhận ra bạn đang mang thai là số lần đi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự lớn lên của tử cung sẽ tạo áp lực lên bàng quang.
Trong thời kỳ mang thai, thận và bàng quang cũng bài tiết chất lỏng nhiều hơn, khiến mẹ thường xuyên phải ghé thăm nhà vệ sinh. Thật đáng buồn là triệu chứng này sẽ tiếp tục trong 9 tháng mang bầu.
Buồn nôn
Một triệu chứng khác dễ thấy nữa khi mang thai những tháng đầu là buồn nôn. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay từ khi trứng được thụ thai cho đến hết 3 tháng đầu và thậm chí cả 9 tháng mang thai. Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói đặc biệt vào buổi sáng được gọi là ốm nghén.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống trà gừng hay nhâm nhi bánh quy giòn vào buổi sáng… là những cách giúp mẹ bầu bớt ốm nghén hơn. Sau 3 tháng đầu, cơ thể sẽ dần thích nghi với sự có mặt của thai nhi và cảm giác buồn nôn cũng dần chấm dứt.
Chóng mặt
Chóng mặt thường xuất hiện từ quý thứ 2 của thai kỳ và xảy ra ở bất cứ đâu như trên cầu thang, đứng lên ngồi xuống hoặc ngay tại nơi làm việc. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.
Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.
Chóng mặt thường xuất hiện từ quý thứ 2 của thai kỳ và xảy ra ở bất cứ đâu như trên cầu thang, đứng lên ngồi xuống hoặc ngay tại nơi làm việc. (ảnh minh họa)
Đau lưng
Nếu bạn cảm thấy phần thắt lưng xuất hiện cơn đau nhức hoặc mỏi dọc sống lưng thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang giãn ra. Khi cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại. Nhiều phụ nữ không quan tâm tới dấu hiệu có thai này, vì đa số nghĩ đó là đau lưng do thời tiết hoặc làm việc vất vả.
Nhạy cảm với mùi vị
Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Thân nhiệt bất thường
Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.
Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.Đau lưng
Ra máu
Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.
Căng tức ngực
Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu sớm của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét