Những câu hỏi hay gặp về bệnh viêm dạ dày HP .Mời các bạn tham khảo
Câu 1.
Tôi muốn hỏi về nhiễm HP dương tính trong dạ dày?Tôi bị nhiễm dương tính và đã diều trị hơn 1 năm nay nhưng vẫn không dương tính trong quá trình trị bác sĩ phải đổi thuốc cho tôi liên tục vì tôi bị đau bụng(rất đau và đau nhiều lấn trong ngày), tiêu chảy,căng ngực và chảy sữa...và hai tuần nay bác sĩ cho tôi biết bệnh tôi đang nặng lên và tuần sau sẽ cho tôi"liều thuốc cuối cùng" vì vi trùng trong bụng tôi đã kháng thuốc để coi nó có hết không, hiện nay bụng tôi thường xuyên đau và rất đau tôi rất mệt và lo,liêu tôi có bị ung thư không tôi rối quá. Mong các bạn có kinh nghiệm về mấy con HP này chia sẽ với tôi rất cảm ơn
Trả lời
Vi khuẩn HP trong dịch vị và trong niêm mạc dạ dày con người, và vi khuẩn này được cho là thủ phạm gây nên chứng viêm dạ dày và có khả năng gây bệnh ung thư dạ dày.
Theo thông lệ khi chẩn đoán là viêm dạ dày, mà ở người Việt gần như 100% số người được khám đều có ít nhất một lần viêm dạ dày trong đời, bệnh nhân đều được thử nghiệm tìm vi khuẩn HP. Nếu thử nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được điều trị diệt vi khuẩn HP bằng ít nhất ba loại kháng sinh phối hợp 1-2 tuần. Công thức này thay đổi liên tục vì tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn HP luôn xảy ra, và chi phí cho một lần điều trị cũng khá tốn kém. Chưa kể nhiều người không chịu nổi điều trị vì tác dụng không mong muốn và những khó chịu về cơ thể do thuốc gây ra.
Những yếu tố này gây ra đột biến về gen ở vi khuẩn HP làm gia tăng khả năng gây viêm hay kích thích sinh ung thư như chế độ ăn với các loại thực phẩm xông khói, muối khô như dưa chua, các yếu tố về tâm thần kinh, hút thuốc lá, uống rượu bia quá độ, sử dụng nước đá có nhiều chất axit... Đây cũng là những yếu tố rất quan trọng gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, đừng đổ tội tất cả cho vi khuẩn HP.
Ở bệnh nhân, HP xâm nhập tế bào niêm mạc dạ dày gây xâm nhiễm tế bào viêm đưa đến viêm dạ dày mãn tính. Trong phần lớn các trường hợp, HP không gây triệu chứng nhiễm khuẩn, nó chỉ làm tăng nguy cơ loét và ung thư tế bào tuyến dạ dày (vùng hang vị và thân dạ dày).
Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa.
Bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ chữa tri cho mình, tôi nghĩ là bác sĩ sẽ nói rõ cho bạn.
Câu 2:
Tôi soi dạ dày từ tháng 10/2012, bác sĩ kết luận bị viêm trợt dạ dày do dính mật, hé mở tâm vị, HP+. Tôi đã uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm tiết axit gần 2 tháng, tuy nhiên bệnh vẫn chưa khỏi. Xin hỏi, tôi có nên uống thêm kháng sinh nữa không? Có phải đi soi lại dạ dày không? Vì tôi thấy nói có vi khuẩn HP+ trong dạ dày dễ gây ung thư? Tôi hiện 73 tuổi, rất sợ soi dạ dày - Ngô Thị Lan (Ba Đình, Hà Nội).
Một ca nội soi dạ dày.
Trả lời :
BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354:Nếu dạ dày có viêm, có HP dương tính phải điều trị 2 loại kháng sinh từ 7 - 10 ngày kết hợp với thuốc kháng axit theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh của bạn chưa khỏi, kể cả khi đã khỏi vẫn nên định kỳ kiểm tra dạ dày 6 tháng - 1 năm/lần để kiểm soát và điều trị kịp thời.
Hiện tại, nội soi dạ dày có phương pháp vô cảm bằng thuốc gây mê tránh sợ và giảm đau cho bệnh nhân. Đặc biệt, với loại thuốc gây mê mới bệnh nhân có thể tỉnh nhanh từ 4 - 20 phút, không có ảnh hưởng đến tim mạch và thần kinh. Ngoài ra, bạn cũng tránh nên lo lắng quá về bệnh hoặc đi khám chuyên khoa thần kinh để dùng thuốc. Bởi quá lo đến bệnh cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét