Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Làm đẹp một vườn hoa tiểu cảnh bằng những vật dụng cũ hàng ngày

Làm đẹp một vườn hoa tiểu cảnh bằng những vật dụng cũ hàng ngày mà gia đình bạn không dùng tới. Chắc chắc chúng sẽ mang lại một vẻ đẹp bất ngờ và cá tính cho khu vườn của bạn


Vườn tiểu cảnh hoa ngập tràn nắng và rực rỡ sắc màu mang hơi thở thiên nhiên cùng nét lãng đãng của mùa thu vào ngôi nhà của bạn.
Nào túi hết mốt, nào giày lỗi thời, nào mũ xước rách, xin mời ra vườn với cây, hoa, cỏ, lá. Không cần quá dàn trải, bạn chỉ cần chăm chút cho một góc nhỏ trong vườn trở nên nổi bật, không gian đón thu sang sẽ thêm quyến rũ và ngọt ngào.

Tận dụng túi xách


Nếu nhà đẹp của bạn có một mảnh vườn nhỏ, bạn có thể tận dụng những đồ vật cũ để giúp không gian đẹp và độc hơn mỗi ngày. Những chiếc túi đã không còn sử dụng với mục đích chính, bạn có thể dùng chúng với chức năng của chậu trồng cây. Treo túi lên trên hàng rào, những sắc màu của túi cùng vẻ đẹp xanh tươi của cây cỏ góp phần mang đến vẻ đẹp độc đáo và thú vị cho không gian.

Tận dụng thùng tưới nước


Những bậc thềm nhà như rực rỡ và tràn trề nhựa sống nhờ những chiếc thùng tưới nước. Không cần trang trí cầu kỳ, lối nhỏ vào nhà của bạn vẫn đẹp tự nhiên và mang đậm bản sắc riêng nhờ cách sáng tạo ấn tượng này.
Tận dụng sơn


Nét duyên từ những sắc màu đủ để giúp khu vườn của bạn thêm tươi sáng. Hãy mạnh dạn sơn hàng rào, chậu cây với những gam màu mà bạn yêu thích, không gian ngoại thất sẽ thu hút mọi ánh nhìn nhờ cách trang trí lôi cuốn này.

Tận dụng thang cũ


Một chiếc thang cũ, vài chiếc hộp đựng sơn đã hết cũng đủ mang đến sự cuốn hút rất riêng cho góc vườn tiểu cảnh nhà bạn. Ánh nắng ấm áp của mùa thu lan tỏa làm những sắc hoa thêm rực rỡ. Không tốn kém với những vật dụng đắt tiền nhưng cũng đủ khiến những giây phút dạo bộ thong thả trong vườn thêm thư thái và bình yên trong tiết trời đầu thu.

Tận dụng cành cây khô

Khi nhà bạn có sẵn vật liệu, bạn có thể sử dụng những cành cây khô để đóng một chiếc ghế nhỏ, đây sẽ là nơi đặt giỏ hoa tươi lung linh sắc màu thay cho lời đón chào nồng nhiệt những vị khách đặt chân vào nhà.

Tận dụng tách trà cũ


Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi những tách trà cũ với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau góp phần tăng thêm sự cuốn hút cho từng bậc thang bước lên thềm nhà.

Tận dụng vỏ chai

tieu canh ngạc

Thay vì mua những vật dụng trang trí đắt tiền, bạn có thể tận dụng vỏ chai làm hàng rào độc đáo cho hàng rào nhà mình. Bên cạnh những thanh sắt chắc chắn bảo vệ ngôi nhà, những chiếc vỏ chai như tạo sự mềm mại và duyên dáng cho ngoại thất.

Tận dụng ghế cũ

tiểu cảnh nhỏ

Chiếc ghế nhỏ đã cũ kĩ, bạn có thể sơn lại và đặt trong góc vườn, điểm tô thêm những chậu cây nhỏ xíu sẽ tăng thêm vẻ đẹp đáng yêu và xinh xắn cho khu vườn.

Đặt những chiếc ghế với kích cỡ và màu sắc khác nhau bên cạnh lối đi, sự nổi bật từ màu sắc của ghế đủ để không gian ngoại thất thêm điểm nhấn cuốn hút trong tiết trời mát mẻ của mùa thu.
Tận dụng giỏ mây, vali hỏng

tieu canh vui

tieu canh dep

Những chiếc giỏ mây, va li và tủ nhỏ không dùng đến đã được tận dụng triệt để làm nơi cho các loại cây cối, hoa lá đua nhau khoe sắc. Đặt chúng dọc lối vào nhà cũng là một trong những cách trang trí thú vị để khu vườn thêm yên bình và đẹp mắt.

Tận dụng lồng chim

tieu canh trong

Trồng hoa ở bất kỳ những vật dụng gì có thể tận dụng được như lồng chim, đồ chơi của trẻ cũng hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ cho những ai yêu thiên nhiên và thường xuyên ghé thăm khu vườn.

Tận dụng các vật dụng khác

tieu canh sơn

tieu canh ủng

tieu canh chó

tieu canh mèo
Hãy dành chút thời gian để trang trí và chăm sóc vườn hoa nhỏ của gia đình giúp không gian thiên nhiên luôn gần gũi và nổi bật hơn mỗi ngày. Có thể là những đôi giày đã cũ, lỗi mốt, có thể là những chiếc túi đan bằng len hay những chiếc mũ đi biển mùa hè.., với sự sáng tạo cùng niềm yêu thích chăm sóc vườn tược sẽ giúp ngôi nhà luôn ngập tràn sắc màu ngọt ngào và lãng mạn.

Tham khảo thêm bài viết
Hướng dẫn cách trồng hoa cúc trong vườn tiểu cảnh nhà bạn

1.Thời vụ

Thời vụ trồng cúc theo đổi theo thời tiết và phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm dự đoán thơi tiết của người trồng. Ở TP. Hồ Chí Minh hoa chỉ nở đẹp vào mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

2.Cây giống

Cây giống đưa vào trồng được 5 lá, chiều cao trung bình 7-10cm.

3. Chuẩn bị đất
tieu canh lợn

Hoa cúc trồng trên luống

Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu), hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ cúc ăn ngang, phát triển mạnh và nhiều rễ phụ, nên chân đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 – 6,5.

- Làm luống : Trước khi trồng cần phơi ải kỹ, cày đảo rồi lên luống. Chiều cao khoảng 20cm, chiều rộng khoảng 120cm. Các luống cách nhau 30 – 40cm.

- Trồng trong giỏ (chậu)

Chuẩn bị đất : Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ : 2:1:2:1/2 . Mỗi giỏ ( chậu) cho vào 0,7kg hỗn hợp.

4. Chăm sóc

- Bón phân : Khi cây con trồng được 7 ngày thì bón thúc lần 1, 1 muỗng cà phê bánh dầu xay nhuyễn/chậu kết hợp với xới xáo đất, 3 ngày sau bón tiếp 100g phân chuồng hoai/chậu.

Bấm ngọn (cơi đọt) lần 1 : 15 ngày sau khi trồng. 30 ngày sau khi trồng bón thúc lần 2, mỗi chậu 2 muỗng cà phê bánh dầu xay nhuyễn, 200g phân chuồng hoai, 10 hạt DAP.

- Bấm ngọn lần 2 : 35 ngày sau trồng.

- Sau khi bấm ngọn lần 2 cứ 10 ngày sau phun phân bón lá 1 lần, sử dụng Komic 20ml/8 lít nước, kết hợp với việc sử dụng phân bánh dầu ngâm nước để tưới vào gốc, 10 hạt DAP.

Cách ngâm bánh dầu : 1 kg bánh dầu ngâm 10 lít nước trong 7 ngày. Trước khi tưới thì khuấy bánh dầu lên đều, sau đó dùng lon sữa bò để múc khoảng 1 lon rưỡi hòa với 10 lít nước rồi đem tưới vào gốc cho mỗi cây, 1 lon/cây.

-Khi cây chuẩn bị ra nụ thì bón thúc lần 3 , mỗi chậu bón 3 muỗng cà phê bánh dầu xay, 200g phân chuồng hoai, 10 hạt DAP.

- Tưới nước : Tưới nước vừa đủ ẩm, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.

- Vun xới : Chỉ vun xới khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì hạn chế vun xới, nhất là sau khi bấm ngọn lần 2 trở đi không nên vun xới vì lúc này rễ cây đã ăn ngang nhiều, nếu xới sẽ đứt rễ.

- Tỉa nhánh yếu, mầm già ở gốc để không ảnh hưởng đến mức sinh trưởng của cây.

- Tỉa nụ : Mỗi cành phát triển nhiều nụ, khi muốn có hoa to thì tỉa bỏ các nụ và nhánh ở mỗi nách lá, chỉ chừa lại 1 nụ ở cành chính.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu xanh, sâu ăn lá, sâu đục nụ…dùng Admire, Sherpa, Fenbis hoặc SecSaigon để phòng ngừa. Kho cây dưới 1 tháng tuổi phun 5cc/8 lít nước, cây trên 1 tháng tuổi thì dùng 7-8cc/8 lít nước, cứ 10 ngày phun ngừa một lần. Bệnh đốm lá và gỉ sắt có thể sử dụng Bordeaux phun ngừa cho cây hoặc nhổ cây bệnh tiêu hủy, đốt.

6.Một số thế trồng cúc

Tùy vào thị hiếu và sở thích riêng, có người muốn ít hoa trên cây nhưng hoa phải to, có người muốn cây thật nhiều hoa.

- Đối với cây cúc có hoa to : để thân cây phát triển tự nhiên, không bấm ngọn, tỉa bỏ nụ bên và chồi ở nách lá, chỉ để lại 1 nụ trên thân chính, như thế trên thân cây chỉ có 1 hoa to.

Thường bấm ngọn, chừa 4-6 cành, trên mỗi cành cũng tỉa bỏ nụ bên và chồi ở nách chỉ để lại 1 nụ, như thế cây cúc cũng có từ 4-6 hoa tương đối to .

- Đối với cây cúc có nhiều hoa : Bấm ngọn thân chính và bấm nhiều lần các cành phụ, để nụ hoa phát triển tự nhiên trên mỗi cành , cây cúc sẽ có rất nhiều hoa.

Qua bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách làm cho vườn tiểu cảnh của gia đình bạn thêm đẹp mà không tốn kém nhiều. Chúc bạn thành công !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét